Thứ Tư, 1 tháng 6, 2011

Diều Hâu và Bồ Câu

         Kẻ thù hùng mạnh, tâm địa hiểm sâu,
         Ở đâu bốn tốt, ở đâu chữ vàng
         Diều Hâu chỉ nhượng bộ Diều Hâu
         Có đâu lại nhượng bộ Bồ Câu lạc bày.
         
         Trung Quốc mạnh, Trung Quốc bá quyền chúng ta đã rõ. Hành động hung hãn, ngang ngược của họ ai cũng đã chứng kiến. Tuy nhiên đó là hành động có tính toán, mà tính toán một cách trí tuệ.
        Chúng ta là một nước nhỏ, tiềm lực yếu hiện nay còn đang phải đương đầu với muôn vàn khó khăn: lạm phát cao, đời sống nhân dân nghèo đói, ....
Vậy chúng ta phải làm gì để bảo vệ chủ quyền, bảo vệ lãnh thổ của mình?
        Bà Nguyễn Phương Nga ra thông báo "kiên quyết phản đối hành động của phía Trung Quốc phá hoại, cản trở các hoạt động thăm dò khảo sát bình thường của Việt Nam trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, gây thiệt hại lớn cho Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. Hành động này đã vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của mình, vi phạm Công ước Luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc, trái với tinh thần và lời văn của Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) ký giữa ASEAN và Trung Quốc năm 2002, cũng như nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước Việt Nam và Trung Quốc. Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt ngay, không để tái diễn những hành động vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đồng thời bồi thường thiệt hại cho phía Việt Nam.”
Thông báo như vậy có giúp VN giữ vững được chủ quyền biển đảo chăng?
Tôi ngờ rằng chính quyền hiện nay chẵng biết làm gì hơn thế!
         Lịch sử cũng cho thấy rằng giai đoạn nào dưới sự cai quản của Minh Quân thì nhân dân no đủ, đất nước thái bình, lễ nghĩa được coi trọng, khí phách được nuôi dưỡng, bờ cõi biên cương bảo toàn....Giai đoạn nào dưới sự cai trị của Hôn Quân thì bá tánh lầm than, đạo đức xã hội xuống cấp, đạo tặc hoành hoành, nghĩa sĩ như lá mùa thu, nhân tài, tuấn kiện dần thui chột, thế nước suy tàn...và kết cục tất yếu là sự đô hộ của lân bang.
         Ngày nay chúng ta đang sống trong một thế giới "phẳng" hơn, các quốc gia trên thế giới có các mối quan hệ, phụ thuộc nhau hơn. Hiện nay có rất nhiều tổ chức quốc tế cùng tồn tại, tạo nên sự cân bằng, ổn định cho an ninh thế giới. Đâu đó vẫn thấy chiến tranh, đổ máu như Libya, Syria hay bị cô lập như Triều Tiên, Iran...

Biển Đông và chiến lược diều hâu của Trung Quốc
 Diều hâu chỉ có thể nhượng bộ diều hâu chứ không thể nhượng bộ bồ câu. Với các nước ASEAN có tranh chấp trên Biển Đông, trừ phi họ cùng đứng lại với nhau, nếu không sẽ không phải là đối thủ đáng để Trung Quốc nhượng bộ.
Tuần Việt Nam xin giới thiệu bài viết của tác giả, bạn đọc Dự Trần - cố vấn của Quỹ Nghiên cứu Biển Đông như một tư liệu để bạn đọc tham chiếu.

Từng bước thiết lập chủ quyền trên thực tế dù không có cơ sở pháp lý
Tham vọng của Trung Quốc trên biển Đông từ lâu đã là một lá bài ngửa. Từ năm 1947, họ đã xuất bản bản đồ địa giới và hải giới Trung Quốc trên Biển Đông với 11 "đường viền gạch nối). Từ 1953 trở lại đây thì 2 đường viền gạch nối trên Vịnh Bắc Bộ đã bị xóa đi, để lại bản đồ chính thức của Trung Quốc với 9 đường gạch nối (hình chữ U hay hình lưỡi bò).
Theo Zou Keyuan thuộc ĐHQG Singapore thì các đường viền này không nhất thiết phản ánh quan điểm ban đầu của Trung Quốc về lãnh hải của nước này. Tuy nhiên, với việc Trung Quốc phản ứng quyết liệt trước các động thái khai thác dầu khí của Việt Nam ở vùng Tư Chính – Vũng Mây và bồn trũng Nam Côn Sơn thì có vẻ như tới giờ họ đã nghiễm nhiên coi toàn bộ diện tích mặt biển gói bằng 9 đường viền gạch đứt là lãnh hải của họ.Trung Quốc mạnh hơn hẳn Việt Nam và các nước ASEAN khác cùng tranh chấp như Phillipine hay Malaysia. Đây là một sự thực rõ như ban ngày. Sự chênh lệch về sức mạnh kinh tế và quân sự, kèm theo các phản ứng rất chừng mực và đơn lẻ, từ các đối thủ ASEAN đã khiến Trung Quốc tùy ý vận dụng chiến lược diều hâu trên Biển Đông.Từ khoảng 20 năm đổ lại đây, họ đã sử dụng một công thức tổng hợp bao gồm (1) tấn công quân sự quy mô nhỏ (Việt Nam, 1988, Philippine, 1996, 1997), (2) đơn phương thăm dò và khai thác tài nguyên trên vùng tranh chấp, (3) đe dọa bằng vũ lực (đối với ngư dân) hoặc sức ép kinh tế (với các tập đoàn dầu khí quốc tế) nhằm ngăn chặn các đối thủ tiến hành khai thác tài nguyên trong vùng tranh chấp, (4) chia rẽ các đối thủ bằng kinh tế và ngoại giao, và (5) tuyên truyền về chủ quyền và thái độ cứng rắn của họ đối với vấn đề Biển Đông trên toàn thế giới.Công thức này có mục tiêu hướng vào việc thiết lập chủ quyền trên thực tế (de-facto) trên vùng biển này. Đứng về phía Trung Quốc thì chiến lược này là tối ưu vì một mặt nó không biến Trung Quốc thành một gã đồ tể hiếu chiến, nhưng lại giúp họ từng bước lấy được Biển Đông trong khi tuyên bố chủ quyền của họ không hề có cơ sở pháp lý (de-jure). Đáng tiếc cho ASEAN là chiến lược này đang đạt được các thành quả ngoài sức mong đợi cho Trung Quốc.

Khách Được Tham Quan Các Tàu Chiến
Chiến lược diều hâu trên Biển Đông Trung Hoa
Cần nhớ rằng chiến lược diều hâu không chỉ được Trung Quốc sử dụng trên Biển Đông. Họ cũng đã từng sử dụng công thức này trong cuộc tranh chấp ở Biển Đông Trung Quốc (East China Sea) với Nhật Bản. Tuy nhiên, kết quả của nó lại không giống như thành tựu mà nó đưa lại trong cuộc tranh chấp trên Biển Đông.Trong cuộc tranh chấp với Nhật, Trung Quốc cũng đơn phương tiến hành thăm dò/khai thác trên vùng biển tranh chấp bất chấp sự phản đối quyết liệt của Nhật. Họ cũng thường xuyên đưa tàu chiến và tàu ngầm tới vùng biển này để dằn mặt hải quân Nhật Bản. Căng thẳng diễn ra đỉnh điểm vào cuối 2003 và đầu 2004, tới mức chiến tranh tưởng như đã cận kề.
Từ tháng 8, 2003, chính phủ Trung Quốc đã ký xong các thỏa thuận khai thác với các công ty dầu khí Trung Quốc và nước ngoài như Royal Dutch/Shell và Unocal với trị giá lên tới nhiều tỉ Mỹ kim. Nhật lên tiếng phản đối vì cho rằng hoạt động khai thác này lấy cớ rằng rằng nó sẽ hút cạn nguồn dầu khí nằm sâu trong lòng biển thuộc về hải phận của Nhật. Trung Quốc bỏ ngoài tai phản ứng này của đối phương.Trước động thái của Trung Quốc, Nhật đã quyết định trả đũa. Họ đã đưa tàu thăm dò tới vùng biển tranh chấp từ tháng 7, 2004 để chuẩn bị đơn phương thăm dò và khai thác. Đương nhiên Trung Quốc đã quyết liệt phản đối và coi hoạt động này là vi phạm chủ quyền. Tuy nhiên, các phản ứn chỉ dừng lại ở mức ngoại giao và kinh tế.Khi cả hai bên đã bộc lộ thái độ sẵn sàng ăn miếng trả miếng, thì lối thoát duy nhất chỉ có thể là hợp tác khai thác – trừ khi họ sẵn sàng cho chiến tranh. Sau nhiều vòng đàm phán, tới tháng 6, 2008, Nhật và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận khai thác chung. Các khu vực khai thác chung được thỏa thuận đều nằm trên vùng giáp ranh giữa hải giới của hai nước, nhưng theo quan điểm của Nhật chứ không phải theo quan điểm của Trung Quốc (bản đồ 1).Rõ ràng là trong thỏa thuận này, đường ranh giới do Trung Quốc vẽ không có chút giá trị nào. Nhật Bản có thể phải nhượng bộ ít nhiều đứng từ lập trường của họ (thí dụ về quy tắc ăn chia trong hợp tác khai thác) nhưng lập trường của họ về ranh giới trên biển Đông Trung Quốc đã được giữ vững.  

 Chiến lược diều hâu ở Biển Đông
Trong thỏa thuận hợp tác với Nhật, hai bên đã cùng viện dẫn Công ước Quốc tế về Luật biển. Lập trường của họ khác nhau ở chỗ giải thích luật này như thế nào. Trong khi Nhật bản cho rằng phải sử dụng đường trung tuyến làm ranh giới thì Trung Quốc cho rằng phải sử dụng giới hạn thềm lục địa của nước này làm ranh giới. Cả hai cách giải thích này đều đã có tiền lệ, và vì thế tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc không phải không có cơ sở.Trái lại, tuyên bố của họ về chủ quyền trên Biển Đông, với bản đồ chủ quyền gồm 9 điểm gạch nối lại hoàn toàn tùy tiện và không có cơ sở pháp lý. Hình lưỡi bò này xuất hiện trước cả Công ước Geneva về thềm lục địa (1958) và Công ước Quốc tế về luật biển (1982). Từ khi 2 công ước này ra đời, Trung Quốc vẫn không sửa lại bản đồ xác định chủ quyền của họ.Thiếu cơ sở pháp lý như vậy nhưng nước này đã rất thành công trong chiến lược tiến chiếm Biển Đông. Họ đã thành công trong mục tiêu chia rẽ các nước ASEAN có cùng tranh chấp. Họ cũng thành công trong việc dằn mặt ngư dân các nước láng giềng cũng như các tập đoàn dầu khí quốc tế muốn làm ăn với Việt Nam. Trung Quốc đã tổ chức thăm dò ở các vùng biển sát thềm lục địa (và nằm trong vùng đặc quyền) của Việt Nam.
Gần đây nhất, sau nhiều năm tổ chức thăm dò, vào ngày 24 tháng 11 vừa qua, Trung Quốc đã công bố dự án khai thác dầu khí ở vùng nước sâu trên Biển Đông với trị giá lên tới 29 tỉ Mỹ kim. Tuyên bố này nhanh chóng trở thành tin trang nhất trên khắp thế giới[4]. Phần lớn các hãng tin quốc tế, khi đưa tin về dự án này đã không đả động gì tới thực tế là vùng biển này đang bị tranh chấp, và thực tế là Trung Quốc không hề có chủ quyền về mặt pháp lý ở đây.

Lý do thành công của diều hâu
Có ba lý do quan trọng để chiến lược diều hâu của Trung Quốc thành công ở Biển Đông: Một là các nước ASEAN như Việt Nam và Phillipine đã rất yếu trong việc đưa vấn đề tranh chấp này tới công luận quốc tế trong khi cỗ máy tuyên truyền khổng lồ của Trung Quốc đã làm tốt việc kết nối Biển Nam Trung Quốc với chủ quyền của Trung Quốc. Vì thế, về mặt công luận quốc tế, Việt Nam và các nước ASEAN cùng tranh chấp ở Biển Đông không được ủng hộ - mặc dù lập trường của họ chính nghĩa hơn về mặt pháp lý.Thứ hai là các nước này đều phản ứng rất yếu ớt trước sự lấn át của Trung Quốc. Điều này có cơ sở thực tế là nếu đứng riêng biệt từng nước thì họ đều ở vào thế yếu xét cả về tiềm lực kinh tế và quân sự. Do ở thế yếu, họ không thể đưa ra những đe dọa khả tín nào ngay cả khi họ muốn.Thứ ba là mặc dù ở vào tình thế lép vế nếu đứng riêng lẻ, các nước ASEAN lại không hợp tác với nhau trong cuộc tranh chấp với Trung Quốc. Thí dụ như Phillipine đã dễ dàng bị mua đứt để đồng ý ký thỏa thuận hợp tác song phương với Trung Quốc trong khi bỏ mặc Việt Nam sang một bên. Điều này phản ánh ba thực tế đáng buồn: (1) sức ảnh hưởng của Trung Quốc ăn quá sâu vào ASEAN, (2) thiếu sự tin tưởng lẫn nhau giữa các nước ASEAN về vấn đề Biển Đông, (3) các chính phủ ASEAN trong từng thời điểm cụ thể đã tỏ ra thiếu viễn kiến.Bài học về cuộc tranh chấp của Trung Quốc với Nhật và thỏa ước hợp tác khai thác giữa hai nước này cho thấy Trung Quốc không phải không chịu nhượng bộ. Diều hâu chỉ có thể nhượng bộ diều hâu chứ không thể nhượng bộ bồ câu. Với các nước ASEAN có tranh chấp trên Biển Đông, trừ phi họ cùng đứng lại với nhau, sẽ không phải là đối thủ đáng để Trung Quốc nhượng bộ.Quỹ nghiên cứu Biển Đông, trong nỗ lực đem lại sự tin tưởng lẫn nhau và khả năng hợp tác giữa các nước ASEAN trên vấn đề Biển Đông, đã đề xướng các nước này gác qua một bên các tranh chấp về đảo/bãi đá trên ở Trường Sa để tập trung vào việc phân định một cách công bằng chủ quyền trên vùng biển này theo Công ước Quốc tế về luật biển.Có thể nói không ngoa rằng đây là một trong những cửa thoát hẹp, nếu không muốn nói là cửa thoát duy nhất, cho các nước nhỏ yếu trong ASEAN trong cuộc đối đầu với chiến lược diều hâu của Trung Quốc trên Biển Đông.Dự Trần

Vài nét về tác giả bài viết:Tác giả bài viết là Tiến sĩ kinh tế học Dự Trần, chuyên nghiên cứu về tương tác chiến lược trong kinh doanh và chính trị.Ông tốt nghiệp từ Đại học tổng hợp Texas-Austin và hiện đang làm chuyên gia tư vấn kinh tế tại ERS Group Inc - một tập đoàn chuyên tư vấn cho Chính phủ Mỹ và các đại công ty trong nhóm Fortune 500 trong các vấn đề liên quan tới cạnh tranh, lao động, tài chính, đầu tư và năng lượng.Ông cũng là cố vấn cho Quỹ Nghiên cứu Biển Đông. Quỹ này được thành lập năm 2007. Mục đích của Quỹ là phổ biến ý thức và nâng cao kiến thức và khuyến khích, hỗ trợ nghiên cứu về tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa, mặt biển và thềm lục địa, chuẩn bị các chứng cứ lịch sử và pháp lý cho việc giải quyết tranh chấp sau này. Bằng con đường truyền thông và ngoại giao, vận động sự quan tâm và ủng hộ của dư luận quốc tế cho một giải pháp công bằng và hoà bình cho các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.(http://www.viet-studies.info/kinhte/BienDong_DuTran_VNN.htm)
Hoàng Sa, Trường Sa Và Tham Vọng Quân Sự Của Trung Quốc
Thông tin dưới đây trên báo The Australian Úc, xác định chiến lược, bộc lộ tham vọng biển Ðông của Trung Quốc và lý do bùng phát mâu thuẫn với Việt Nam về Trường Sa và Hoàng Sa nhiều năm nay.
Có nhiều biểu hiện cho thấy đây chính là lý do Ðài Loan, Philippinnes đều muốn thị sát Trường Sa để ước tính một khả năng và hải trình tấn công phòng thủ đối với Trung Quốc rõ hơn là vì tham vọng lãnh thổ, dầu hỏa.Hoan nghênh Ðài Loan và Philippinnes đã hủy bỏ các chuyến đi vì cần phải tôn trọng chủ quyền VN. Nếu cần phải xin thuê mướn làm căn cứ, hay liên minh chia xẻ thông tin quân sự chiến lược với VN.Nếu nay, VN đóng góp vào hoà bình thế giới bằng nhận định rõ ràng độc lập về con đường đối ngoại, thì cán cân lực lượng biển Ðông với nguy cơ bị TQ làm mất ổn định sẽ được hạn chế.Năm 1945, ông Nguyễn Tất Thành không làm được việc chọn lựa phe đồng minh tốt là Mỹ. Do cá nhân thấp kém không được Mỹ chiếu cố dù có viết bảy lá thư cầu thân, và làm cả việc giải thể đảng CS, cũng không là người có đủ uy tín để được chọn lựa. Khi biết nước Mỹ tốt, nhưng mà vì do tham vọng cá nhân ngã theo Mao, lợi dụng lòng yêu nước của dân tộc, khiến VN có 30 năm khói lửa và 3,8 triệu người chết, mất đất, mất biển... Thử hỏi lịch sử có thể nào dành cho con người này danh phận nào ngoài tội tham vọng phản dân hại nước. VN hôm nay phải làm được việc chọn lựa đúng.TQ luôn cao ngạo, luôn dùng biện pháp "côn đồ" cướp đảo, bắn giết ngư dân nên VN, có thể dứt khoát chọn lựa là thứ lân bang không thân thiện, đối thủ trong công bằng nếu muốn có hoà bình.Dân chúng và Việt kiều đóng góp tiền thuê Interpool quốc tế truy tìm kẻ bắn giết ngư dân mà TQ luôn chối dài. Hình ảnh trên vệ tinh không phải không có. Sau đó, đưa ra toá án quốc tế, chứ sao mà đảng và chánh quyền CS im ỉm cam phận thấp hèn hoài, và còn hùa theo TQ nói qua loa với dân VN?! VN có quyền đàm phán cho Ðài Loan, Philippinnes thuê các đảo làm căn cứ và làm người điều hành căn cứ gìn giữ hoà bình quốc tế Nato ở Cam Ranh.VN có vịnh Cam Ranh từng là căn cứ Hải Quân an toàn, có tầm ảnh hưởng quốc tế. Nếu Việt Nam được quốc tế giúp sở hữu các phương tiện bảo vệ, đủ thực lực kiểm soát vùng biển hữu hiệu, đòi lại Hoàng Sa, Trường Sa, và phối hợp quốc tế giữ gìn hoà bình toàn vẹn lãnh thổ, là con đường đưa VN đến uy tín quốc tế trong một thế giới hoà bình và tiến bộ.
Về đối nội, phải mau chóng xoá bỏ đặc quyền cho người cơ hội, phe nhóm tham nhũng hưởng lợi, gây thành gió nổi sóng ngầm không ủng hộ CSVN. Thiết lập cơ chế dân chủ để mục đích chọn ra được người tốt, người giỏi đảm đương việc nước.Nhật cũng từng đi sai đường trước CSVN, và chỉ khi nhận ra điều cao cả hơn trong tinh thần nhân loại thì mới có được sự an lành tiến bộ.* Tài liệu tham khảo: (Thông tin trên báo The Australian Úc) 
Không ảnh căn cứ tàu ngầm hạt nhân dưới lòng đất của Trung Quốc.(Satellite images reveal China's underground nuclear submarine base)
Rowan Callick, China correspondent April 24, 2008Chuyên gia tình báo quân sự thuộc nhóm Jane's Information Group nói, Trung Quốc đang xây dựng một căn cứ lớn dưới lòng đất cho tàu ngầm hạt nhân tại vùng bán nhiệt đới của Trung Quốc là đảo Hải Nam.Nhóm Jane's nói, năm năm trước (2003) đã có thông tin đầu tiên từ bộ phận phòng ngự Châu Á về việc xây dựng căn cứ này, nhưng bây giờ có thể xác định qua không ảnh vệ tinh mới có độ phân giải cao.Hải quân Trung Quốc nhanh chóng gia tăng lực lượng. Có 57 tàu ngầm trong đó có năm tàu ngầm trang bị vũ khí hạt nhân, đa số tàu ngầm mang hoả tiển chống tàu thủy Yingi-8 có thể phóng hỏa tiển khi vẫn đang lặn dưới mặt nước, điều này cho thấy một khả năng mới, khi mười tám tháng trước, một tàu ngầm dài 75 mét tên Song S20, đóng tại hãng đóng tàu thủy Wuhan trang bị khác thường bằng động cơ diesel không gây tiếng động của Ðức, bất ngờ nổi lên giữa một điểm tập kết quân sự chiến đấu Mỹ.Tàu ngầm xuất hiện trong vòng 8Km từ tàu sân bay Kitty Hawk tại vùng biển quốc tế không xa Okinawa là đảo phía Nam của Nhật.Căn cứ Yulin mới này nằm gần Tam Á Sanya, một trung tâm nghỉ mát đang phát triển nhanh của Nam Hải Nam. Sanya là nơi Thủ tướng Kevin Rudd và chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Ðào gặp nhau 12 ngày trước (12.4.2008)Ðảo nhỏ bằng một nửa là Tasmania là điểm du lịch nổi tiếng và trái cây nhiệt đới và từng là nơi tổ chức thi Hoa Hậu thế giới.Căn cứ cách bờ biển Việt Nam chừng 200 Km. Jane's nói, tầm cỡ của căn cứ cho thấy có khả năng trở thành một căn cứ trọng điểm cho chuyên chở hàng không và tàu biển trọng tải lớn cũng như tàu ngầm.Loại hoả tiễn cho tàu ngầm là 094 thuộc thế hệ hai đã được chở đến đây tháng 12.2007.Jane nói căn cứ như vậy có ý nghiã "cho việc Trung Quôc kiểm soát vùng biển Trung Quốc phía Nam và ý đồ chiến lược của Bắc Kinh về việc kiểm soát chặt chẽ vùng eo biển trên mặt và ngầm của vùng biển này."Ðiển hình là việc Trung Quốc đòi không được đưa ra giải thích nào cho công chúng về sự sự phát triển (quân sự) này, trong tranh luận nóng giữa Trung Quốc với Việt Nam về chủ quyền đảo Trường Sa, Hoàng Sa - được cho rằng có nhiều dầu - cũng như có các chuyến hải hành dày đặc đến từ Châu Âu, Bắc Á, Ðài Loan cách 900 Km đông bắc Hải Nam.Và Jane's nói thêm rằng: "Sự tăng cường sự độc lập cung ứng trong việc nhập khẩu dầu và khoáng chất của Trung Quốc đã đóng góp công sức vào mối quan hệ đặc biệt về việc bảo vệ đường ra vào mang tính quan trọng sinh tử của các vùng biển nhất là phía Nam".Ban An ninh quốc gia Ðài Loan vừa mới báo cáo rằng số hoả tiễn chống Ðài Loan do Trung Quốc triển khai đã tăng đến con số 1.400 đầu năm nay 2008, thêm chừng 190 hoả tiễn từ tàu thủy nổi.
Ominous: A tunnel entrance thought to lead to caverns that could hide many submarines. Below: A 2005 picture shows engineering and excavation barges working at the same spot
Ban An Ninh nói, Hải quân Trung Quốc, với trên 1,000 hoả tiễn và 250.000 quân đã đạt sức mạnh cần thiết để phong toả Ðài Loan.Ðài Loan chi 12,3 tỷ cho 8 tàu ngầm chiến đấu có động cơ diesel, sẽ mua của Mỹ, dù kết cấu tiên tiến nhất có thể phải cần đến 18 tháng mới hoàn thành. Quyết định này dự kiến được đưa ra ngay sau ngày 20 tháng năm, lễ nhậm chức của Tổng thống Ðài Loan mới là Ma Ying-jeou.Ðài Loan hiện có hai tàu ngầm xuất xứ Hà Lan Hải Long (Sea Dragon = Rồng biển) và hai tàu ngầm thế hệ thế chiến thứ hai chỉ dùng để huấn luyện.Một báo cáo được trình lên ban nghiên cứu thượng viện Mỹ trong tháng này từ cơ quan Ðặc vụ An ninh Châu Á, chuyên gia Shirley Kan nói:"Quân đội Nhân dân Giải phóng đã tiếp tục xây dựng lực lượng nhằm bao vây Ðài Loan làm nổi lên vấn đề rằng có thể nào cán cân lực lượng đã thay đổi nghiêng về có lợi cho Trung Quốc "Nếu đảng Kuomintang của ông Ma thương lượng rút các hoả tiễn nhắm vào Ðài Loan thì, theo báo cáo, Ðài Loan sở hữu "quân sự và chương trình hoả tiễn có đủ khả năng như một yếu tố đáp ứng yêu sách của Trung Quốc."Trần Thị Hồng Sương(http://www.vantuyen.net/index.php?view=story&subjectid=25044)
One of the photos shows China's latest 094 nuclear submarine at the base.
Tham vọng đại dương(RFA)
Bài “Tham vọng đại dương của Trung Quốc” đăng trên website RFA Việt ngữ có đoạn nói về việc Đô đốc Trịnh Hòa cách nay 600 năm đã đem một hạm đội hùng hậu nhất thế giới thời ấy đi thám sát các đại dương bên ngoài lãnh hải Trung Quốc.Điều này chứng tỏ Trung Quốc từng có người đi biển tài ba, nhưng vì sao lại bỏ quên sức mạnh hải quân để đến nỗi bị ngoại quốc phương xa xâm lăng, xâu xé?Nhà tư vấn kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa, cũng là nhà nghiên cứu sâu rộng về lịch sử, văn hóa, chính trị Trung Quốc, có thể đưa ra một giải thích về câu hỏi đó vì liên quan đến Việt Nam và các anh hùng dân tộc Lê Lợi, Nguyễn Trãi. Giữa bối cảnh Trung Quốc nối lại giấc mộng bá chủ đại dương khi xưa, chuyện xưa khiến ta nhớ tới chuyện nay qua phần trao đổi của Việt-Long với ông Nguyễn Xuân Nghĩa sau đây.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét